Ngày 27/9, tại Đà Nẵng, diễn ra chuỗi các sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp: Hội thảo khoa học quốc gia công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực (lần thứ 8) cùng chương ...

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2024 - 2029

Loạt sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên yêu công nghệ

Phạm Đình Quý 28-09-2019 16:09:00 TUỔI TRẺ VỚI SÁNG TẠO KHOA HỌC 1480+

Ngày 27/9, tại Đà Nẵng, diễn ra chuỗi các sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp: Hội thảo khoa học quốc gia công nghệ thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực (lần thứ 8) cùng chương trình: Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo.

2019-09-28_18-28-51Vx6mfn_1_29.jpg

Nhóm Vegetable IOT trình bày dự án Trồng rau thủy canh tại nhà

Các sự kiện trên do Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin cùng Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông (ĐH Đà Nẵng) phối hợp tổ chức, với gần 150 tác giả, nhà khoa học, giảng viên… tham dự.

Với mục tiêu xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuỗi các sự kiện khoa học, sáng tạo và khởi nghiệp được tổ chức tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng) là dịp kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia thảo luận về những vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ứng dụng. Đồng thời ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, tìm ra các nhóm khởi nghiệp có ý tưởng xuất sắc.

Trong khuôn khổ hội thảo, dự án khởi nghiệp tiêu biểu như Trồng rau thủy canh tại nhà do nhóm Vegetable IOT, các tham luận của chuyên gia như: “Introduction to Natural Language Processing” ; “Một số khuynh hướng Nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu (do PGS.TS Huỳnh Xuân Hiệp trình bày) được đưa ra giới thiệu, bàn luận tại hội thảo.

Trao đổi với PV báo GD&TĐ, bạn Ngô Lê Phúc Nguyên, đại diện nhóm Vegetable IOT cho biết, dự án Trồng rau thủy canh tại nhà rất được nhóm kỳ vọng sẽ tạo được hiệu ứng tích cực, ứng dụng hiệu quả trong thực tế. “ Với việc sử dụng phần mềm được viết trên hệ điều hành Android, người dùng chỉ việc chọn chế độ loại cây trồng trên smartphone rồi gieo hạt, việc chăm sóc, lưu lượng nước tưới… đã được lập trình sẵn, rất tiện lợi và đảm bảo an toàn” - Nguyên nhấn mạnh.

Ngoài ra, hội thảo cũng có các tiểu ban: Công nghệ thông tin; Công nghệ mới và ứng dụng; Khởi nghiệp và sáng tạo với các chủ đề, tham luận cũng như các dự án khởi nghiệp được giới thiệu, đóng góp, xây dựng.

PISI là chương trình hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo của sinh viên thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực Miền Trung – Tây nguyên. Năm nay, chương trình tiếp tục mở rộng đến các lĩnh vực mới, chú trọng công nghệ cao và thương mại điện tử. Từ 42 ý tưởng đăng kí tham gia, các nhóm được lựa chọn sẽ trải qua hơn 6 tháng đào tạo và làm việc với các chuyên gia, để đưa ý tưởng đến gần hơn với thực tiễn, tranh tài trong phần Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp và sáng tạo.

Theo GD&TĐ