Sơ cứu trước khi nhập viện là một khâu quan trọng không thể thay thế trong y học cấp cứu hiện đại, là tuyến đầu của mặt trận y tế, là chiến trường chính để cứu người, và cũng là ...

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/04/1975 - 30/04/2023) - NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 - NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10/3 ÂM LỊCH)

CẨM NANG SƠ CẤP CỨU

Phạm Đình Phong 24-04-2023 15:04:00 Y HỌC SỨC KHỎE 229+

Sơ cứu trước khi nhập viện là một khâu quan trọng không thể thay thế trong y học cấp cứu hiện đại, là tuyến đầu của mặt trận y tế, là chiến trường chính để cứu người, và cũng là tuyến phòng thủ cuối cùng.

2023-04-24_15-40-318aGtcE_Untitled.png

Con người có rất nhiều bệnh nặng, có thể là bệnh nặng đột ngột, cũng có thể là một số bệnh đột nhiên nặng thêm trên cơ sở các bệnh mãn tính. Có vài trường hợp, có thể đe dọa tính mạng một cách nhanh chóng; cũng có vài trường hợp đe dọa tính mạng vì bệnh tình tiến triển nhanh; một số thì nguy hiểm tính mạng vì tiến triển ngày càng nặng; vài trường hợp không đe dọa đến tính mạng, nhưng lại khiến cho bệnh nhân cực kì đau đớn; nhưng cũng có những trường hợp không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh nhân cũng không có biểu hiện đau đớn rõ rà có thể thấy, các cấp độ nguy hiểm của các triệu chứng bệnh nặng không giống nhau.

Vậy lúc nào chúng ta cần bác sĩ cấp cứu? Bệnh nhân sốt cao đột ngột, co giật, rồi hôn mê, bệnh nhân ung thư gan chảy nhiều máu do giãn tĩnh mạch thực quản, cả hai bệnh nhân này đều thuộc loại “cần cấp cứu và nguy kịch”, thậm chí đe dọa đến tính mạng, phải gọi cấp cứu ngay lập tức, đó là lúc bác sĩ cấp cứu phải hành động!

Nhiều người sẽ nghĩ, cấp cứu và chữa bệnh chỉ là việc của bác sĩ và y tá. Thực tế không phải vậy, cấp cứu coi trọng việc kịp thời, sự nhanh chóng, hơn nữa hầu hết tình huống thường xảy ra ở ngoài bệnh viện. Vì vậy, cấp cứu nên trở thành kiến thức cơ bản trong cuộc sống thường ngày và kỹ năng sinh tồn của mỗi người, cũng giống như nấu ăn hay lái xe vậy. Chỉ khi học cách cấp cứu, chúng ta mới có thể làm nhiều hơn việc đứng đó nhìn bi kịch xảy ra khi gặp phải tình trạng phát bệnh đột ngột. Nhiều người có lẽ cả đời chẳng cần đến bác sĩ cấp cứu, nhưng học được chút ít kiến thức hay kỹ năng cấp cứu trong cuốn sách này thì cho dù khi người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay những người xa lạ bên cạnh chúng ta gặp phải tình huống nguy cấp, có thể ra tay cứu giúp, tránh xa nguy hiểm, tránh xảy ra bi kịch, chứ không phải chỉ biết đứng nhìn, đợi xe cứu thương tới. Các cụ có câu “cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”, nhưng nếu bạn không hiểu biết về cấp cứu thì làm sao để “cứu một mạng người”? Vậy nên nhất định phải học cấp cứu để đề phòng trường hợp cần thiết.

Trong công việc cấp cứu hằng ngày, tác giả, bác sĩ Giả Đại Thành đã gặp rất nhiều trường hợp vì thiếu kiến thức cấp cứu mà dẫn tới việc cứu chữa người bệnh bị chậm trễ, thậm chí còn phải trả giá bằng cả mạng sống, vì vậy ông muốn truyền bá những kiến thức về cấp cứu cho mọi ngườiCuốn sách “Cẩm nang sơ cứu tại chỗ” đúc kết lại tấm lòng nhiệt huyết của bác sĩ Giả Đại Thành với mạng sống, với công việc, với cấp cứu, giúp người đọc hiểu được những khó khăn, vất vả của những người làm công việc cấp cứu cũng như học hỏi được những kiến thức cơ bản, quan trọng về cấp cứu để phòng khi cần thiết.

Xem trực tiếp tại đây:

 

Sưu tầm: Đoàn Phường Hòa Quý