Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại xã Thọ Thành (H.Yên Thành, Nghệ An), ngay từ khi ra đời, cậu bé Nguyễn Minh Phú đã không có hai cánh tay do di chứng chất độc ...

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2024 - 2029

NGHỊ LỰC CỦA CHÀNG TRAI KHÔNG TAY VỚI VỚI KHẢ NĂNG DÙNG CHÂN ĐỂ MAY VÁ, THÊU THÙA

Bạch Ngọc Huyền Thi 06-08-2024 06:08:00 TẤM GƯƠNG HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC HỒ ... 422+

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại xã Thọ Thành (H.Yên Thành, Nghệ An), ngay từ khi ra đời, cậu bé Nguyễn Minh Phú đã không có hai cánh tay do di chứng chất độc da cam từ cha. Cậu bé lớn lên bằng ý chí, nghị lực, vượt qua mọi định kiến, chứng minh bản thân có thể làm được mọi thứ dù cơ thể không lành lặn.

2023-10-27_09-18-12N6Jvgv_356161383_9430406023695990_6839020626502950888_n.jpg

Năm lên 6 tuổi, Minh Phú cũng khao khát được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Hiểu được nỗi niềm ấy, ông Nguyễn Quỳnh Lộc (cha của Phú) trở thành thầy giáo của con, dạy Phú viết chữ bằng chân. Cuối cùng, sau 3 năm khổ luyện, Phú không chỉ viết bằng chân thành thạo mà nét chữ của em còn đẹp đến ngỡ ngàng.
Lên 9 tuổi, Phú vào lớp một và bắt đầu hành trình học tập, lao động, cống hiến đầy nỗ lực. Suốt 12 năm liền, Nguyễn Minh Phú là học sinh xuất sắc và liên tục được nhận nhiều giải thưởng ý nghĩa.
Mùa tuyển sinh năm 2010 - 2011, cậu học trò không tay Nguyễn Minh Phú được tuyển thẳng vào 2 trường ĐH là Trường ÐH Công nghệ thông tin (ÐH Quốc gia TP.HCM) và Trường ÐH quốc tế Hồng Bàng.
Chia sẻ về hành trình 9 năm theo học 2 trường ĐH của Nguyễn Minh Phú không thể không nhắc đến sự hy sinh lớn lao của người cha đã phải tạm xa quê hương theo con trai vào TP.HCM thực hiện ước mơ. Trong gần 10 năm gia đình xa cách nhau, người mẹ của Phú khi ở nhà, có những lần ốm đau, khó khăn, vất vả nhưng luôn âm thầm chịu đựng, động viên con bước tiếp trên con đường đã chọn.
Sau khi tốt nghiệp ĐH, Nguyễn Minh Phú đã làm rất nhiều công việc, trải qua nhiều khó khăn, có những lần thất bại nhưng chưa bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Được mẹ động viên và truyền cảm hứng về giải pháp ăn uống lành mạnh, khoa học, Nguyễn Minh Phú đã tự mình trải nghiệm và tìm được đam mê là trở thành một nhà nghiên cứu, tư vấn những bữa ăn lành mạnh, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Sau một thời gian nghiêm túc theo đuổi công việc này, Nguyễn Minh Phú đã gặt hái nhiều thành công và mong muốn sẽ lan tỏa năng lượng sống tích cực, giúp nhiều người sống vui, sống khỏe.
Đến với trường quay Trạm yêu thương (VTV1), Phú đã dành tặng mẹ một chiếc khăn tự thêu với dòng chữ "Con yêu mẹ" và dành tặng bố một chiếc áo được khâu lại những chiếc cúc bằng đôi chân khéo léo của mình. Dù không nói ra những lời yêu thương nhưng những hành động nhỏ, chân thành của người con trai đã làm người bố, người mẹ xúc động và tự hào.
Với những gì đã làm được, Nguyễn Minh Phú đã chứng minh những người khuyết tật hoàn toàn có thể tự đứng lên trên "đôi chân" của chính mình. Nếu cuộc đời lấy đi sức khỏe của các nạn nhân nhiễm chất độc da cam thì lại cho họ một nghị lực sống phi thường, vượt qua mọi khó khăn và trở thành những tấm gương tiêu biểu giữa đời thường.
Theo: Báo Thanh niên